LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
Thư Viện Pháp Luật
2025-03-27T04:38:07-04:00
2025-03-27T04:38:07-04:00
https://benhvienlaophoininhthuan.com/luat-phong-chong-mua-ban-nguoi-128.html
/themes/hospital/images/no_image.gif
BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI TỈNH NINH THUẬN
https://benhvienlaophoininhthuan.com/uploads/150x150.png
Thứ ba - 18/03/2025 04:23
QUỐC HỘI
-------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------- |
Luật số: 53/2024/QH15 |
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2024 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống mua bán người.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mua bán người là hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác bằng cách dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.
Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 18 tuổi nhằm mục đích nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể người hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác cũng được coi là mua bán người ngay cả khi không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác.
2. Bóc lột tình dục là việc ép buộc nạn nhân bán dâm, tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân đến cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân làm đối tượng để sản xuất sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, ép buộc nạn nhân trình diễn khiêu dâm, ép buộc nạn nhân do bị lệ thuộc phải phục vụ nhu cầu tình dục.
3. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để ép buộc nạn nhân phải lao động trái ý muốn của họ.
4. Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.
5. Mục đích vô nhân đạo khác là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm; ép buộc nạn nhân đi ăn xin, kết hôn trái ý muốn, sinh con trái ý muốn, thực hiện hành vi phạm tội hoặc sử dụng nạn nhân vào mục đích tàn ác khác.
6. Thủ đoạn khác là lợi dụng việc môi giới hôn nhân, môi giới việc làm, tư vấn du học, nuôi con nuôi, đưa người đi du lịch ở nước ngoài để lừa gạt; lợi dụng tình thế bị lệ thuộc, tình thế dễ bị tổn thương hoặc tình trạng quẫn bách của nạn nhân; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; bắt cóc, uy hiếp tinh thần, đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân sử dụng thuốc ngủ, thuốc gây mê, rượu, bia hoặc chất kích thích khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.
7. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi hành vi quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
8. Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là người có dấu hiệu bị xâm hại bởi hành vi quy định tại khoản 1 Điều này và đang được cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh.
9. Người thân thích bao gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột, cô ruột, cháu ruột.
Tác giả: Thư Viện Pháp Luật