Ngày 22/12/2020, chương trình chuyển đổi số trong y tế đã được Bộ trưởng Bộ Y tế chính thức phê duyệt. Xác định tầm nhìn đến năm 2030, ngành Y tế nước ta trở thành ngành Y tế thông minh. Với việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành.
Chuyển đổi số trong Y tế được nêu rõ là ứng dụng Công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện. Đặc biệt là các công nghệ số có tác động tích cực đến toàn bộ hoạt động Y tế, chăm sóc sức khỏe.
Các mục tiêu về chuyển đổi số trong ngành y tế đã được vạch rõ ràng, cụ thể. Theo đó xác định mục tiêu về Chính phủ số trong Y tế là đến năm 2025 duy trì toàn bộ dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4. Trong đó có 80% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều nền tảng, phương tiện truy cập khác nhau. Bao gồm cả các thiết bị di động.
Thêm vào đó yêu cầu 90% hồ sơ công việc tại Bộ và Sở Y tế, 80% hồ sơ của Phòng Y tế cần được xử lý trực tuyến. Ngoại trừ các hồ sơ công việc bí mật của nhà nước. Các báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp, thống kê được kết nối, tích hợp 100% trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
80% các hệ thống y tế cần kết nối, chia sẻ thông tin qua nền tảng tích hợp. Thông tin người dân, doanh nghiệp cần được số hóa và lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về Y tế, không cần khai báo lại.
Tiếp tục duy trì Cổng công khai y tế, Cổng công khai giá thiết bị y tế. Các thông tin về giá thuốc, trang thiết bị, vật tư, chi phí dịch vụ, đấu thầu,… của ngành Y tế cần được công khai 100%.
Về phát triển xã hội ngành Y tế, mục tiêu đến 2025, 100% các cơ sở y tế triển khai thanh toán điện tử, không sử dụng tiền mặt. Các cơ sở đều triển khai tư vấn, khám bệnh từ xa. Cho phép đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến. Và toàn bộ lãnh đạo, nhân viên ngành y tế tham gia mạng kết nối y tế quốc gia.
Về chuyển đổi số trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mục tiêu xác định 100% người dân, cán bộ y tế đều được định danh. Số người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử là 90 %. 100% các xã đều triển khai phần mềm quản lý y tế đầy đủ chức năng. Khoảng 15% bệnh viện trên toàn quốc chuyển đổi số thành công. Các bệnh viện đều triển khai hồ sơ điện tử, không sử dụng bệnh án trên giấy. Hình thức thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt được thực hiện theo quy định.
Chương trình chuyển đổi số trong Y tế xác định 4 nhóm nhiệm vụ chính. Bao gồm: phát triển nền tảng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong y tế, phát triển chính phủ số trong y tế, phát triển xã hội số trong y tế.
Hai lĩnh vực được ưu tiên đẩy mạnh phát triển là chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh, chuyển đổi số trong bệnh viện.
Để thực hiện Chương trình, Bộ Y tế thành lập ban Ban chỉ đạo triển khai Chương trình. Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Y tế. Các thứ trưởng làm phó trưởng ban. Ủy viên gồm các lãnh đạo văn phòng bộ, các Cục, Tổng cục, các Vụ, Thanh tra, một số lãnh đạo Sở Y tế. Trong đó có sự hỗ trợ của Cục Công nghệ thông tin.
Những năm này, ngành Y tế đã triển khai một số hình thức khám, chữa bệnh từ xa, hồ sơ bệnh án điện tử. Tuy nhiên chưa có nhiều đột phá.
Đến năm vừa qua, khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ đã đặt ra yêu cầu đòi hỏi các bệnh viện phải có các hình thức số hóa mạnh mẽ. Đẩy mạnh khám, chữa bệnh từ xa, hạn chế tiếp xúc. Đưa ra biện pháp giúp người dân tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ y tế một cách nhanh chóng, tiết kiệm, an toàn. Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh việc phát triển các nền tảng công nghệ số. Để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức nhanh chóng đưa các hoạt động lên môi trường số. Từ đó kịp thời phục vụ người dân một cách tốt nhất.
Trong thời gian qua, ngành Y tế cũng đã triển khai nhiều kế hoạch, chương trình thúc đẩy chuyển đối số. Kết quả đạt được là 100% bệnh viện toàn quốc triển khai hệ thống quản lý bệnh viện. Có 10 bệnh viện, 1 phòng khám điện tử đã triển khai bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy. Có 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ, truyền tải hình ảnh thay cho in phim (PACS).
Để đạt được những kết quả như trên, đã có sự tham gia tích cực của nhiều doanh nghiệp lớn. Ví dụ như Viettel Solutions, Vmed group, Facare, FPT Healthcare, VNPT,…
Việt Nam có nhiều tiềm năng cũng như nhân tố để phát triển một ngành Y tế số. Trong đó việc hình thành cơ sở dữ liệu tập trung cần được quan tâm. Đây là chìa khóa để các bệnh viện, cơ sở y tế, doanh nghiệp công nghệ khai thác được những tiềm năng này.
Để thực hiện tốt chuyển đổi số trong y tế cần giải quyết tốt hai thách thức về mặt kỹ thuật và pháp lý. Cần có hành lang pháp lý chặt chẽ. Các cơ chế về chính sách đầu tư thuận lợi. Tạo điều kiện để thử nghiệm những phương án tối ưu, sáng tạo. Tăng sự nhạy bén, chủ động của các doanh nghiệp công nghệ ngành y tế.
Chuyên gia trong ngành cho hay, Việt Nam cần nhanh chóng ban hành luật về dữ liệu cá nhân. Nền tảng là xác định các quyền về dữ liệu của chủ thể. Bao gồm đầy đủ dữ liệu về y tế, sức khỏe. Từ đó đưa ra các quyền, nghĩa vụ với các chủ thể thu thập, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu.
Hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế chứa nhiều thách thức. Đòi hỏi chính phủ, tổ chức và người dân phối hợp thực hiện nhịp nhàng. Từ đó, nhanh chóng đạt các mục tiêu đã đặt ra.
Tác giả: s-tech.info
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn